ĐẶC ĐIỂM CỦA TAM THẤT HOANG (SÂM NGỌC LINH GIẢ)
Tên khoa học: Panax Pseudo-Ginseng Wall) pamax Repens Maxim) thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae).
Tam Thất là một loại cây nhỏ, sống lâu năm. Lá mọc vòng 3-4 lá một, cuốn lá dài 3-6cm, mỗi cuốn lá có 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có hình răng cưa nhỏ.
Bộ phần dùng làm thuốc chủ yếu là rễ hình con quay, cũng có sạng một bó củ dính vào một đoạn thân rễ rất ngắn. Đầu củ có một đoạn thân rễ ngắn mang chồi mầm và cái vết sẹo của thân có từ trước đó. Rễ củ mập chắc, chiếc nhiều hoạt chất, vị rất đắng và có mùi thơm riêng của tam thất.
Đặc điểm Tam Thất thường mọc hoang ở các núi cao, cao trên 1.000m như Sapa (Lào Cai), Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng và Lạng Sơn. Kỹ thuật trồng tam thất cũng rất công phu – Tam Thất còn được trồng làm cây cảnh rất đẹp lạ mắt.
Trong tam thất có hai chất: Sapomin: Arasapomin A và Arasapomin B. Arasapomin A là chất bột tan trong rượu metylic, etylic và amylic.
Theo Đông y, tam thất vị đắng, tính ôn, vào 2 can và vị. Có tác dụng cầm máu, lưu thông máu, chống ứ trệ tiêu hủy dùng để điều trị thổ huyết (ho ra máu), chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu có mùi hôi, cơ bắp va chạm mạnh có nốt bầm xuất huyết, bị đánh bầm tím cục bộ…
Điểm khác biệt quan trọng nhất là Tam Thất phát triển 1 năm từ 2-7 mắc/nhánh. Chính vì đặc điểm này nên Tam Thất được chào bán là Sâm Ngọc Linh tự nhiên lâu năm. Về thực tế với diện tích ngọn núi Ngọc Linh và với sức khai thác của 2 tỉnh Kon Tum và Ngọc Linh thì Sâm Ngọc Linh tự nhiên lâu năm như vậy hầu như không còn.
HÌNH ẢNH TAM THẤT HOANG (SÂM NGỌC LINH GIẢ)